Người nhà phải làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi quangcaokingfox, 19/3/21.

  1. quangcaokingfox

    quangcaokingfox Expired VIP

    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Dị ứng thời tiết không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây khó chịu, khiến trẻ uể oải, biếngăn và quấy khóc. Giai đoạn thay đổi khí hậu chính là lúc trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng thời tiết nhất.
    Vì sao bé dị ứng thời tiết
    Con nhỏ do hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ bị ứng thời tiết. Dị ứng thường có tính di truyền. Nếu phụ huynh có cơ địa dị ứng, bé có nhiều nguy cơ dễ bị dị ứng thời tiết. Khả năng nhiễm bệnh càng tăng khi cả hai phụ huynh đều có tiền sử dị ứng. Ngoài việc sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện thì còn rất nhiều yếu tố làm nên dị ứng thời tiết ở trẻ em.
    >>> Bệnh dễ mắc phải ở trẻ em: chàm sữa ở trẻ sơ sinh
    Sự thay đổi nhiệt độ bất thường dẫn đến nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bị chênh lệch. Khi đó cơ thể bé sẽ tiết ra một lượng lớn histamin sẽ dẫn đến biểu hiện dị ứng trên da như mẩn đỏ, ngứa ngáy.
    Thời tiết khi giao mùa lúc ẩm, lúc hanh khô, lúc nóng lúc lạnh tạo cơ hội có lợi cho các phấn hoa, ẩm mốc, bụi bẩn phát triển và phân tán mầm bệnh. Đây cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng thời tiết.
    Khi có yếu tố gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như nấm mốc hoặc phấn hoa, hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với những chất gây dị ứng đó. Hệ miễn dịch coi những chất này là những “kẻ xâm lược gây hại” và nỗ lực chống lại, dẫn đến việc giải phóng histamin. Điều này tạo nên một số triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, ho và nổi mề đay. Nguy hiểm hơn khi nhiều triệu chứng này đi kèm với khó thở hoặc nôn. Một số dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh.

    Phân biệt giữa dị ứng thời tiết với cảm lạnh
    Các triệu chứng tại mũi do dị ứng khá tương đồng với cảm lạnh: chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, mặc dù vậy trong viêm mũi do dị ứng thường thấy ngứa mũi nhiều, có thể kèm theo giảm vị giác.
    Nếu do dị ứng, các triệu chứng viêm mũi thường tiếp diễn nhiều lần, tương tự nhau mỗi khi gần kề với các dị nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, nơi ẩm mốc,... Triệu chứng của viêm mũi do dị ứng thường tiếp diễn trong nhiều ngày, nhiều tuần, theo mùa (nguyên nhân từ phấn hoa) hoặc quanh năm (liên quan đến các tác nhân như bọ nhà, nấm mốc).

    >>> Có thể bạn quan tâm: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì
    Các triệu chứng toàn thân của viêm mũi dị ứng như sa sút tinh thần, khó ngủ, mất tập trung thường kéo dài khi bệnh không được điều trị ổn định.
    Nếu bé có sổ mũi, gia đình nên kiểm tra dịch tiết: nếu chất nhầy đặc và có màu thường là bé bị cảm lạnh. Nếu bé bị dị ứng, dịch mũi tiết ra thường trong và lỏng.
    Hắt hơi cùng với ngứa, đỏ, ứa nước mắt thường cho thấy là bé bị dị ứng thời tiết. Cùng với đó, phản ứng dị ứng còn có thể gây kích ứng da như phát ban, nổi mề đay.

    Cách chăm sóc khi bé bị dị ứng thời tiết
    Cha mẹ cần thận trọng quan sát khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết. Đầu tiên, hãy đưa bé tới cơ sở y tế để được khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc.
    Việc dùng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong tình huống có các dấu hiệu lạ khi dùng thuốc thì cần ngừng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp xử lý.
    Dù hiếm nhưng đôi khi dị ứng có thể phát sinh các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ. Những biểu hiện này thường xảy ra khi bé tiếp xúc với một dị nguyên gây dị ứng nhất định sau vài phút. Ở một số bé, các triệu chứng có thể mất hơn 30 phút để xuất hiện. Các dấu hiệu có thể bao gồm: Nổi mề đay, da đỏ ửng, ngứa; Mạch nhanh hay yếu; Nôn, buồn nôn hoặc tiêu chảy; Chóng mặt; Khó thở và thở khò khè... Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay để được xử trí kịp thời.

    Lời khuyên của thầy thuốc
    Thời điểm giao mùa chính là lúc trẻ con rất dễ bị dị ứng thời tiết. Cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả nhất là giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Gia đình và người chăm sóc nên thực hiện các biện pháp sau:
    Hạn chế đưa con nhỏ ra ngoài nếu như không cần thiết. Tình huống cho trẻ nhỏ ra ngoài cần phải chuẩn bị đầy đủ áo ấm, khăn choàng, mũ,...
    Đảm bảo làm sạch nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng, dọn sạch những nơi ẩm mốc. Nếu thấy con bị dị ứng nhiều hơn khi ở trong nhà, cần thay gối nệm thường xuyên, hạn chế đồ vải như thú nhồi bông, thảm, rèm, mở cửa thông thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với nơi nhiều bụi bẩn như kho chứa đồ.
    Nếu con nhỏ dị ứng với phấn hoa, bụi thì nên khép kín cửa vào mùa phấn hoa. Giữ không khí sạch và dọn sạch bộ lọc máy lạnh mỗi tháng một lần.

    Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào.
    Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung vitamin thiết yếu như nước cam, bưởi, dưa hấu,...
    Nên cho trẻ nhỏ ăn những thực phẩm có tính mát: Các loại cá, rau xanh, trái cây,... Bổ sung đủ chất cho trẻ, nếu trẻ chưa từng bị dị ứng thức ăn, không cần kiêng khem đồ ăn của trẻ.

    >>> Bệnh thường gặp ở trẻ em: Trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này